Cho thuê xe du lịch Hạ Long đi làng tranh Đông Hồ Bắc Ninh

Là công ty chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê xe Hạ Long đi các điểm du lịch tham quan trên cả nước. Chính vì vậy khi thuê xe của Khoảnh Khắc Việt Quý khách hoàn toàn yên tâm về chất lượng. Toàn bộ dàn xe 4-45 chỗ của chúng tôi đều là xe đời mới, hình thức đẹp, nội thất tiện nghi, điều hòa tốt và an toàn cho các chuyến đi của quý khách. Không những vậy đội ngũ lái xe thân thiện vui vẻ và lái xe an toàn sẽ giúp chuyến đi của quý khách thoải mái hơn. Để quý khách yên tâm về giá khi thuê xe, chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách mức giá thuê xe luôn tốt nhất trên thị trường.Chỉ cần nhấc máy và liên hệ qua hotline : 0911895016 quý khách có nhu cầu gì chúng tôi sẵn sàng đáp ứng.

Chúng tôi đang giảm giá cho dịch vụ thuê xe Hạ Long đi làng tranh Đông Hồ Bắc Ninh với giá ưu đãi, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để có giá thuê xe tốt nhất nếu quý khách có nhu cầu.

Cách Hà Nội khoảng 115km và nằm sát bờ Nam đê sông Đuống, làng Hồ hay Đông Hồ là một làng nghề cổ truyền, có tên Nôm là làng Mái nay thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là cái nôi của dòng tranh khắc gỗ dân gian đặc sắc được nhiều người cả trong và ngoài nước biết đến, với những bức tranh từ lâu đã đi vào đời sống tinh thần bao người dân Việt.

Đông Hồ là một làng nhỏ với hơn 220 hộ dân, sinh sống bằng nghề làm tranh và hàng mã nhiều hơn làm nông nghiệp, nơi còn lưu giữ cách làm tranh cổ xưa nhất của vùng đất Kinh Bắc. Ca dao Việt Nam đã có những khắc họa thật sinh động về làng tranh Đông Hồ với hình ảnh một làng quê dung dị nằm nép mình bên dòng sông Đuống hiền hòa, nổi bật với những chuẩn mực đạo đức được cổ súy giữ gìn qua bao đời, đã tạo nên cung cách ứng xử độc đáo của người làng Mái: trọng danh dự, khí tiết, ăn nói lịch lãm, trên dưới thưa gửi rõ ràng và hiếm khi trong làng có người to tiếng chửi mắng nhau…

Xuất hiện từ khoảng thế kỷ XVI, tranh Đông Hồ được hình thành bằng phương pháp thủ công, là kết tinh của sự khéo léo và nhẫn nại, cộng với nghệ thuật thẩm mỹ đầy tinh tế… Đây không phải là những bức tranh được vẽ theo cảm hứng nhưng được in lại qua những bản khắc, và để có bản khắc đạt đến độ tinh xảo, đòi hỏi ở người vẽ mẫu cũng như người khắc ván phải có lòng yêu nghệ thuật và trình độ kỹ thuật cao. Tranh Đông Hồ có đến 180 loại được phân thành 5 loại chính gồm tranh thờ, tranh lịch sử, tranh chúc tụng, tranh sinh hoạt và truyện tranh.

Hàng năm, từ tháng Ba đến tháng Bảy cả làng làm hàng mã, sang tháng Tám đến tháng Chạp lại tất bật mùa tranh Tết, khắp làng rực rỡ sắc màu của giấy điệp. Đặc biệt làng Hồ có hội vào rằm tháng Ba âm lịch, trong ngày hội làng có những nghi thức truyền thống như tế thần, thi mã, thi tranh rất vui vẻ…

Trong số các dòng tranh dân gian Việt Nam được biết đến như Hàng Trống (Hà Nội), Kim Hoàng (Hà Nội - Hà Tây cũ), Đông Hồ (Bắc Ninh), làng Sình (Huế)…, tranh Đông Hồ nổi bật nhờ gắn liền với làng quê thôn xóm, với đời sống bình dị của người dân nông thôn, rất gần gũi với cộng đồng người dân Việt…

Tranh Đông Hồ được in trên giấy Dó, một loại giấy được làm thủ công từ nguyên liệu là cây Dó mọc trên rừng giống như vỏ cây Bạch đàn. Cây Dó đem về cho vào cối giã nhỏ, rây thành bột mịn, sau đó dùng bột này chế biến thành giấy Dó. Do trên nền giấy thường được quét bằng một lớp hồ hoặc nhựa thông có pha loại bột từ vỏ sò Điệp giã nhỏ tạo màu sáng lấp lánh nên còn được gọi là giấy Điệp.

Người làng Hồ đã biết vận dụng, chắt lọc từ những chất liệu thiên nhiên để tạo nên những sắc màu truyền thống vừa tươi vừa có độ bền màu, như màu xanh da trời được chiết suất từ gỉ đồng; màu chàm được chiết suất từ lá cây Chàm ở Lạng Sơn; màu đỏ thắm từ vỏ cây Vang; màu đỏ son từ đá sỏi khai thác trên núi; màu vàng từ hoa Hòe hay rơm nếp; màu đen từ tro Xoan hay tro lá cây Tre; màu trắng ngà óng ánh sáng điệp là do bởi chất điệp được chế biến từ vỏ ốc hay vỏ sò của vùng biển Quảng Ninh… Đây là những màu cơ bản, không pha trộn và mỗi màu tương ứng với một bản khắc gỗ nên thường tranh Đông Hồ chỉ giới hạn ở bốn màu.