Chuyên xe du lịch giá rẻ nhất Hạ Long đi Căng Đồn Nghĩa Lộ

Khoảnh Khắc Việt xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe thành đạt. Với kinh nghiệm hơn 10 năm chúng tôi được nhiều khách hàng biết đến là Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển du lịch chuyên nghiệp hàng đầu tại Hạ Long.

Với mục tiêu : "Phương tiện Hiện đại - Phong cách chuyên nghiệp - Chất lượng hàng đầu" trong nhiều năm qua, chúng tôi đã phục vụ hàng ngàn các chuyến xe an toàn cho du khách trong nước và quốc tế, góp phần cho sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Sự hài lòng của du khách trong mỗi chuyến đi là sự thành công của chúng tôi.

0911895016 là tổng đài chăm sóc khác hàng của Khoảnh Khắc Việt quý khách có nhu cầu thuê xe hay thắc mắc gì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để có lời giải đáp.

Cách thành phố Hạ long khoảng 350km, theo Quốc lộ 32 từ Yên Bái vào khoảng 80 km là đến một thị xã nhỏ đầy thơ mộng nằm trong cánh đồng Mường Lò. Đó là thị xã Nghĩa Lộ - một thị xã miền núi nằm ở khu vực Phía Tây của tỉnh Yên Bái.

Khu Di tích Căng và Đồn Nghĩa Lộ lịch sử không chỉ là điểm đến của khách du lịch trong nước và quốc tế mà còn là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ con cháu.

Khu Di tích lịch sử, văn hóa Căng và Đồn Nghĩa Lộ - nơi đã từng diễn ra cuộc bạo động phá Căng của các chiến sĩ cộng sản chốn lao tù ngày 17/3/1945, ghi nhận chiến công của quân và dân ta trong trận đánh Phân khu quân sự Nghĩa Lộ của thực dân Pháp năm 1952, giải phóng Nghĩa Lộ, mở đường tiến vào giải phóng hoàn toàn Tây Bắc.

Đi trong khuôn viên Khu Di tích rộng 2,5ha rợp bóng cây xanh với 3 khu chính: khu tượng đài chiến thắng, khu nhà bia khắc tên 403 liệt sỹ, khu mộ và đài tưởng niệm 9 liệt sỹ tù chính trị hy sinh trong cuộc bạo động phá Căng vượt ngục ngày 17/3/1945, thắp nén hương thơm tỏ lòng thành kính, ghi ơn các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh xương máu nơi đây và được nghe kể về những chiến công của quân và dân ta, chúng tôi như được sống trong thời khắc lịch sử hào hùng ấy.

Năm 1888, thực dân Pháp tiến hành xây dựng các đồn binh chốt giữ các tiểu quân khu trong vùng, trong đó có đồn bốt và nhà tù để giam giữ, đàn áp những người chống đối thuộc địa phận Căng Nghĩa Lộ.

Đến năm 1930, Căng Nghĩa Lộ được mở rộng, nâng cấp thành nhà tù cấp Đông Dương. Nơi đây đã từng giam giữ, tra tấn nhiều cán bộ, chí sỹ yêu nước của ta, như các đồng chí: Trần Huy Liệu, Vương Thừa Vũ, Trần Đức Sắc… Mặc dù bị giam cầm, quản thúc nhưng dưới sự lãnh đạo của Chi bộ nhà tù, các chiến sỹ cách mạng vẫn tiếp tục hoạt động tuyên truyền vận động cách mạng, đấu tranh phản đối chế độ nhà tù hà khắc, động viên anh em giữ vững chí khí chiến đấu…

Tại đây, tờ báo “Đường Nghĩa” do đồng chí Trần Huy Liệu là chủ bút ra đời. Sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp, ngày 17/3/1945, Chi bộ nhà tù đã tổ chức cuộc bạo động phá Căng vượt ngục. Cuộc bạo động không thành, bị thực dân Pháp đàn áp, 9 đồng chí đã hy sinh, một số đồng chí chạy thoát ra ngoài được nhân dân che chở tiếp tục tham gia hoạt động chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng 8/1945.

Tháng 10/1947, thực dân Pháp trở lại chiếm đóng Yên Bái, Nghĩa Lộ lần thứ 2, chúng đã cho xây dựng ở đây một hệ thống đồn bốt kiên cố. Đồn Pú Trạng (Nghĩa Lộ đồi) và Đồn Nghĩa Lộ là một trong những cứ điểm mạnh nhất của thực dân Pháp ở Tây Bắc, đồng thời cũng là Sở chỉ huy phân khu Nghĩa Lộ.

Tháng 10/1952, cùng với chiến thắng Nghĩa Lộ, quân và dân ta đã san phẳng phân khu quân sự này, mở cánh cửa sang phòng tuyến sông Đà, góp phần cùng quân và dân cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Với những sự kiện lịch sử trên, năm 1996 Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng nơi đây thành Di tích lịch sử quốc gia.