Hợp đồng du lịch Hạ Long đi làng lụa Vạn Phúc

Để đáp ứng nhu cầu đi du lịch, tham uan làng lụa Vạn Phúc của quý khách hàng, chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê xe đi làng lụa Vạn phúc từ Hạ Long cũng như phục vụ nhu cầu đi tham quan, du lịch, cưới hỏi, sự kiện, công tác, với mức giá phải chăng.

Chúng tôi cam kết sử dụng các loại xe du lịch đời mới hiện đại, để đảm bảo sự an toàn, cũng như sự thoải mái cho quý khách trên mọi hành trình, chúng tôi có nhiều loại xe khác nhau đáp ứng được mọi nhu cầu của quý khách, thủ tục thuê xe nhanh gọn giúp quý khách tiết kiệm được thời gian. Không cần tiền đật cọc, chỉ cần quý khách nhấc máy lên và liên hệ với chúng tôi qua hotline : 0911895016 quý khách có nhu cầu thuê xe gì? mấy chỗ? đi bao lâu? chúng tôi sẵn sàng đáp ứng

Làng lụa Hà Đông còn được gọi là làng lụa Vạn Phúc, thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách thành phố hạ Long 170km. Nổi tiếng với nghề dệt hơn ngàn năm tuổi, lụa Vạn Phúc làm say đắm du khách thập phương với nhiều mẫu hoa văn độc đáo và lâu đời vào bậc nhất Việt Nam.

Đặc biệt, những tấm lụa truyền thống được dệt nên từ chất liệu tơ tằm tự nhiên, mang đến nét mềm mại, mịn óng, và tinh tế mà không nơi nào có được. Cũng vì lẽ đó mà lụa Hà Đông từng được chọn làm chất liệu may quốc phục dưới triều nhà Nguyễn.

Ngay trong lòng Hà Nội, giữa bao nhiêu đổi thay của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô, Vạn Phúc vẫn giữ lại ít nhiều nét cổ kính của làng quê Việt như cây đa cổ thụ, giếng đá ong, mái đình làng, và những bàn thờ lễ tổ…

Ngay bên cạnh cổng chính là chùa làng Vạn Phúc. Cùng với hương trầm và khói nhang là cái tĩnh lặng thường thấy trong những ngôi chùa Việt. Cỏ cây, hoa lá, giếng sen, và cây cầu gỗ cong cong sẽ cho bạn một cảm giác thư thái và thân thương.

Con đường nhỏ lát gạch dẫn vào khu trưng bày các sản phẩm lụa truyền thống. Phía bên trái, ngay gần lối ra vào là chiếc khung cửi gỗ từ đầu thế kỷ 19. Ngày nay, khi máy dệt cơ khí ngày càng được ưa chuộng, thì đây là một trong số ít những khung cửi truyền thống còn lưu lại tại làng.

Vào tiếp bên trong, du khách sẽ khám phá những sản phẩm tinh xảo từ lụa, như: khăn, áo, ví,… Đồng thời, du khách còn được tìm hiểu về quá trình dệt lụa với những chiếc khung dệt mẫu.

Ngoài việc khám phá quy trình sản xuất lụa, du khách có thể dễ dàng lựa chọn cho mình những sản phẩm ưng ý ở các khu trưng bày và bán sản phẩm tại đây.

Một trong những địa chỉ uy tín nhất và nổi tiếng nhất là xưởng dệt lụa tơ tằm của nghệ nhân Triệu Văn Mão. Đây là một địa chỉ khá thú vị cho các bạn thăm quan và thưởng thức ly cafe tại xưởng để tiếp tục cho hành trình tiếp theo

Tìm về cội nguồn làng lụa, tiếp tục tới thăm Miếu thờ Thành Hoàng nằm cách chùa Vạn Phúc không xa. Tương truyền, cách đây khoảng hơn 1100 năm, bà A Lã Thị Nương là vợ của Cao Biền, thái thú Giao Chỉ, từng sống ở trang Vạn Bảo (sau đổi thành Vạn Phúc). Trong thời gian ở đây, bà đã dạy dân cách trồng dâu, nuôi tằm, và dệt lụa. Sau khi mất, bà được nhân dân trong vùng tôn kính và phong làm thành hoàng làng. Trong miếu thờ ngày nay vẫn còn lưu lại trang lịch sử được viết trên đá, cùng với đó là chiếc khung cửi cổ – chứng tích lịch sử của một làng nghề.