Hợp đồng tham quan du lịch Hạ Long đi làng thêu Quất Động

Khoảnh Khắc Việt là địa chỉ thân thiết của nhiều khách hàng tại Hạ Long trên hành trình chinh phục các điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam trong đó có làng thêu Quất Động Hà Nội. Để đáp ứng nhu cầu đi du lịch của khách hàng, chúng tôi mang đến dịch vụ cho thuê xe Hạ Long đi làng thêu Quất Động Hà Nội giá rẻ, chất lượng.

0911895016 là tổng đài dịch vụ thuê xe giá rẻ của Khoảnh Khắc việt quý khách có nhu cầu thuê xe Hạ Long đi làng thêu Quất Động hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để có giá thuê xe tốt nhất, chúng tôi có các dòng xe 4-45 chỗ đời mới, trang thiết bị hiện đại, cùng đội ngũ lái xe có nhiều năm kinh nghiệm sẽ đem đến cho quý khách hàng sự hài lòng nhất.

Làng thêu ren Quất Động thuộc xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội, nằm cạnh quốc lộ 1A, cách thành phos Hạ long 177km.

Đây là làng nghề thêu thủ công truyền thống, có lịch sử lâu đời từ thế kỷ 17. Trước đây người thợ thêu ren thường làm những mặt hàng nghi lễ hay phục vụ cung đình như thêu câu đối, trướng, nghi môn treo ở đình, chùa; các loại khăn chầu, áo ngự cho vua chúa.

Một bức thêu hoàn chỉnh phải trải qua rất nhiều công đoạn. Công đoạn đầu tiên của một tác phẩm thêu là vẽ mẫu, những bức vẽ phải tinh tế, độc đáo, màu sắc hài hòa, thể hiện sự sáng tạo của người nghệ nhân. Rồi đến hàng loạt công đoạn: vẽ mẫu, căng nền, sang kiểu, chọn chỉ màu và công đoạn đòi hỏi sự công phu nhất là tiến hành thêu. Từng nét vẽ đều được thuật lại sống động trên bức thêu qua từng đường kim, mũi chỉ mềm mại, thanh thoát. Các đường chỉ phải mịn màng, chân chỉ lẩn vào trong, các mũi kim đều đặn. Thêu tay cũng có nhiều kĩ thuật đơn phức tạp mà công phu hơn cả là các đường lượn, đường viền, thêu nổi gân lá, đài hoa, mắt phượng,…

Bởi vậy, muốn có được kĩ thuật thêu điêu luyện, người thợ phải học thêu từ nhỏ từ cách cầm kim chỉ, kéo căng sợi chỉ vừa đủ, cách phối màu chỉ,…Cũng như nhiều làng nghề khác, người dân nơi đây nhà nhà, người người đều gắn bó với nghề thêu, cả đàn ông, phụ nữ, người trẻ, người gìa. Những lúc nông nhàn, ta lại bắt gặp hình ảnh quen thuộc của các bà, các chị đang thoăn thoắt tay kim, tay chỉ, cần cù, tỉ mỉ. Những bé gái ở đây khi còn nhỏ đã được bắt đầu cầm khung thêu, làm quen với cây kim, sợi chỉ để nối tiếp nghề thêu truyền thống bao đời.

Trải qua thời gian, người thợ làng nghề Quất Động đã phát triển kĩ thuật thêu truyền thống với những kĩ thuật mới công phu như kĩ thuật thêu hai mặt. Tranh thêu hai mặt được làm trên chất liệu voan mỏng, dùng chỉ thêu bằng tơ tằm được rất nhiều người ưa chuộng. Nhìn vào bức tranh thêu hai mặt, người ta không thể nhận ra đâu là điểm bắt đầu và đâu là điểm kết thúc, bởi những chân chỉ được nghệ nhân dấu vào chính giữa. Cũng chính bởi vậy, thêu hai mặt chỉ có những nghệ nhân lâu đời mới làm được thuần thục, và công đoạn thêu tranh này cũng phải tốn thời gian gấp 3,4 lần so với thêu thường.

Cho đến nay, nghề thêu ở Quất Động đã phát triển hơn: mẫu mã phong phú, hoa văn mềm mại sống động, màu sắc đa dạng đã đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng, kể cả những người khó tính nhất. Các mặt hàng đa dạng hơn về mẫu mã, chủng loại không chỉ là các sản phẩm truyền thống phục vụ lễ hội, các hoạt động văn hóa như: câu đối, cờ, trướng,… mà còn cả những bức tranh thêu phong cảnh, chân dung hiện đại bày bán tại các cửa hàng.

Tranh thêu Quất Động đã vượt biên giới đem đi xuất khẩu sang nhiều nước. Nghề thêu ở Quất Động được ví như một “di sản vật thể”, vì thế mà người dân ở đây luôn có ý thức bảo vệ nghề truyền thống của mình. Với sự kết hợp giữa yếu tố thị trường và tình yêu nghề cổ truyền, người dân Quất Động đã góp phần làm hồi sinh nghề truyền thống đã tồn tại suốt 5 thế kỉ nay.